Một số giải pháp đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chính sách tín dụng ưu đãi cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn mới
Lượt xem: 1518
Chính sách tín dụng cho hộ đồng bào dân tộc thiếu số nghèo là một trong những chính sách dân tộc lớn thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào các dân tộc và đối với hộ dân tộc thiểu số nghèo trên nhiều phương diện

20 năm (2002 -2022) thực hiện Chính sách tín dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi được triển khai trên địa bàn tỉnh Sơn La đã triển khai thực hiện cho vay được 18.545 lượt người (thuộc đối tượng thụ hưởng) với số tiền 235.271 triệu đồng cùng nhiều chính sách dân tộc khác đã thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống đồng bào dân tộc ngày càng được cải thiện; quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được củng cố và giữ vững.

Tuy nhiên qua 20 năm thực hiện chính sách tín dụng khó khăn, tồn tại như: nguồn vốn cho vay thực hiện Quyết định số 32/QĐ-TTg; Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg, Quyết định số 755/QĐ-TTg và Quyết định số 2085/QĐ-TTg định mức cho vay thấp, nguồn vốn giao hàng năm hạn hẹp, chưa đáp ứng so với nhu cầu vay vốn theo kế hoạch đề ra; quy định đối tượng thực hiện chính sách  còn cứng nhắc; Công tác rà soát, phê duyệt danh sách và bổ sung danh sách của cơ sở chưa được kịp thời, tổng hợp nhu cầu chưa chính xác; quy định về thời điểm xác định đối tượng hưởng chính sách; Việc tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách chưa thường xuyên, liên tục. Một số cấp ủy đảng, chính quyền cấp cơ sở chưa quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân thực sự nắm, hiểu rõ được mục tiêu chính sách cho vay, dẫn đến một số hộ được vay còn mang tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chưa tận dụng được nguồn lực hỗ trợ cho vay để vươn lên thoát nghèo.

Một số giải pháp nhằm triển khai thực hiện đạt hiệu quả chính sách tín dụng đối với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trong giai đoạn tới

1. Đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị và UBND các cấp

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, văn bản lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tín dụng Chính sách xã hội theo Kế hoạch số 209/KH-UBND ngày 13/9/2021 của UBND tỉnh Sơn La thực hiện Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong quá trình thực hiện.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội và các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng toàn diện, bao trùm và bền vững. Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội và Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tiếp tục thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội và công tác nhận ủy thác; nắm chắc tình hình sử dụng vốn của người vay; đẩy mạnh cuộc vận động “vì người nghèo”, tích cực vận động để huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để bổ sung nguồn vốn cho vay.

2. Đối với Hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội các cấp

- Nâng cao năng lực quản trị, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; phối hợp kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, hoạt động nhận ủy thác của các đoàn thể chính trị - xã hội và tình hình sử dụng vốn của người vay. Thực hiện tốt việc huy động, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả; duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động tại các điểm giao dịch; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngân hàng.

- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ, viên chức, bổ sung, kiện toàn, bồi dưỡng nhân sự để thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách xã hội.

- Chủ động phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan, tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động và xử lý nợ; chỉ đạo tốt công tác điều tra, xác định đối tượng được thụ hưởng chính sách, giúp đối tượng vay sử dụng vốn vay có hiệu quả. Kịp thời nắm chắc thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại địa phương (cơ sở) mình để lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội.

Vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn vay của gia đình ông Sùng A Khua (dân tộc Mông) ở xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái)

Lan tỏa hiệu ứng chính sách nhân văn

"Đảng, Chính phủ luôn quan tâm đến các hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác, đặc biệt đối với vùng dân tộc thiểu số, và miền núi luôn được đánh giá là vùng có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, cũng là vùng phên dậu quốc gia, Ngân hàng đã luôn chú trọng, tích cực triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số, một cách nhanh, hiệu quả nhất", Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng khẳng định.

"Chính sách tín dụng đối với khu vực miền núi, đồng bào DTTS có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đạt được hiệu quả thiết thực, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương, đặc biệt là đảm bảo an sinh xã hội ở vùng DTTS và miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn, góp phần giúp đồng bào các dân tộc thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và cùng chung sức xây dựng, phát triển đất nước", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến.

Nhìn lại 12 năm qua, tín dụng chính sách xã hội đã giúp trên 2 triệu hộ dân tộc thiểu số và miền núi thoát nghèo, thu hút và tạo việc làm cho trên 162 nghìn lao động (trên 17 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài); giúp trên 211 nghìn HSSV có hoàn cảnh khó khăn là con em hộ dân tộc được vay vốn học tập; xây dựng hơn 1,3 triệu công trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng hơn 215 nghìn căn nhà ở... góp phần tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,75% xuống còn 4,25% (giai đoạn 2007 - 2015); giai đoạn 2016 - 2018 giảm từ 8,23% xuống còn 5,35%.

Tín dụng Chính sách đã tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống người dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, tạo được lòng tin của Đảng đối với dân và dân đối với Đảng, tăng cường khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Đến cuối tháng 8/2019 dư nợ cho vay khu vực miền núi và dân tộc thiểu số đang đạt 2.342 tỷ đồng. Nguồn vốn này đang hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo dựng sinh kế và cải thiện đời sống cho 163.694 hộ .

Hiện nay, tốc độ giảm nghèo của hộ dân tộc còn thấp hơn mức bình quân giảm nghèo chung, cho thấy, cần có những chính sách mạnh hơn nữa để giảm nghèo  vùng dân tộc thiểu số, không chỉ đi đồng tốc với giảm nghèo chung cả nước mà còn phải có những bứt phá mạnh hơn để giảm dần khoảng cách chênh lệch thu nhập, rút ngắn khoảng cách thu nhập với bình quân chung của cả nước.

Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, Ngân hàng Chính sách xã hôi kiến nghị Chính phủ cần tiếp tục quan tâm, ban hành nhiều chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số, phát huy nội lực, thế mạnh của địa phương mình để từng bước vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế.

Theo ông Dương Quyết Thắng, Ngân hàng mong muốn các cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội; quan tâm bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để ưu tiên bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn.

"Các cấp chính quyền cần chỉ đạo gắn kết hơn nữa trong việc đầu tư chương trình tín dụng chính sách xã hội với mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội, tập trung tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và miền núi...", Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng nói.

Đến 31/8/2019 có trên 14,6 triệu khách hàng là hộ đồng bào DTTS đang thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng tại NHCSXH, với tổng dư nợ đạt 49.617 tỷ đồng, chiếm 24,8% tổng dư nợ của NHCSXH, dư nợ bình quân một hộ DTTS đạt 34 triệu đồng, cao hơn mức bình quân chung cả nước là 30,4 triệu đồng/hộ, qua đó đã cải thiện đời sống cho 14,6 triệu đồng bào DTTS (chiếm 14% dân số cả nước).

Hùng Thiện

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

 BAN DÂN TỘC TỈNH SƠN LA 

Địa chỉ: Tầng 5 tòa nhà 6T1, Trung tâm hành chính tỉnh, Tổ 7, Phường Tô Hiệu, Thành phố Sơn La. 

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Nguyễn Văn Thu - Trưởng Ban

Điện thoại: 0212.3850744 - Email: bdt@sonla.gov.vn 

Giấy phép số: 22/GP-BTTTT do Sở Thông tin - Truyền thông
Cấp ngày 22  tháng 3 năm 2024.

 

 Chung nhan Tin Nhiem Mang