Một số kết quả nổi bật của tỉnh trong 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về Phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả nổi bật trong lĩnh vực công tác dân tộc.
Lượt xem: 1826
Sau 20 năm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về Phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả nổi bật trong lĩnh vực công tác dân tộc được thể hiện trên các mặt như:

- Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tỉnh Sơn La đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế, xã hội xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống đồng bào các dân tộc. Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp. Do đó, kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế ngành, lĩnh vực chuyển dịch theo hướng tích cực, từng bước rút ngắn khoảng cách với các tỉnh trong khu vực. Các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động đạt hiệu quả trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Tổ chức tập hợp động viên đoàn viên, hội viên và Nhân dân tập trung phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, tăng cường, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và phát huy.

- Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần và nâng cao trinh độ dân trí, xóa đối, giảm ngèo. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, những năm qua, tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế trên từng địa bàn, đặc biệt triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để các loại hình HTX và các doanh nghiệp tư nhân, kinh tế hộ phát triển; tập trung xây dựng, củng cố, đổi mới hoạt động HTX nông nghiệp, coi đó là chỗ dựa và sự hợp tác mạnh mẽ giữa kinh tế tập thể và hộ nông dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá bền vững, ngày càng có chất lượng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 775 HTX với 35.350 hội viên. Nhìn chung, hoạt động của các HTX, tổ hợp tác từng bước ổn định và hiệu quả, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho thành viên; góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2003 tăng 11,1%, năm 2004 tăng 14,21%; năm 2005 ước đạt 15,55%; năm 2016 tăng 8,03% so với năm 2015, năm 2017 tăng 9,59% so với năm 2016; năm 2018 tăng 5,88% so với năm 2017; năm 2019 giảm 2,68% so với năm 2018; năm 2020 tăng 6,49% so với năm 2019; năm 2021 tăng 2,2% so với năm 2021.

Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tập trung thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến thương mại; chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác quản lý chất lượng, xây dựng, công bố và quản lý thương hiệu sản phẩm; phát triển các chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản. Tìm hiểu thị trường xuất khẩu, tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác tại một số nước. Đến  năm 2021, hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 21,66%; công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ngày càng tăng. Thực hiện chương trình nông thôn mới, đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 204 xã, trong đó có 54 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Để nâng cao dân trí vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Sơn la tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng học tập, điều kiện sinh hoạt, học tập cho học sinh, quan tâm về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa, nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được triển khai thực hiện tích cực; chỉ đạo các đơn vị tổ chức tốt công tác khám, điều trị, cấp cứu, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Nâng cao chất lượng và tăng thời lượng các chương trình phát thanh, truyền hình nhất là phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số. Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được phát huy. Tập trung xây dựng các thiết chế văn hoá, dần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân như: xây dựng nhà văn hoá, sân vận động, thư viện, hiệu sách… Đẩy mạnh cuộc vận động “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; khơi dậy, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống đồng thời phát triển theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với giai đoạn hiện nay. Hiện nay, việc sử dụng tiếng nói và chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào các dân tộc Tày, Thái, Dao nói riêng có nguy cơ bị mai một; một số đồng bào dân tộc thiểu số đã quên tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Đã tổ chức dạy học tiếng dân tộc Thái và cấp chứng chỉ cho 11.371 cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị và đội ngũ quản lý, giáo viên tham gia học tiếng dân tộc theo quy định. Các dân tộc có chữ viết trên địa bàn tỉnh là 02 dân tộc Thái và Mông có chữ viết riêng, chữ viết của 02 dân tộc Thái, Mông được sử dụng trong trường học…

- Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân sĩ, trí thức dân tộc thiểu số. Cấp ủy các cấp thường xuyên quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số học tập theo chế độ cử tuyển, dự nguồn, quy hoạch vào các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở; bố trí, quản lý và sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số có trình độ, năng lực phù hợp với vị trí công tác, tiêu chuẩn chức danh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Tỉnh Sơn La đã cử 1.579 học sinh đi theo học hệ cử tuyển. Đến tháng 7/2018, tỉnh đã bố trí công tác 989 người sau khi tốt nghiệp hệ cử tuyển; 555 người chưa bố trí, công việc; 126 người đang theo học chế độ cử tuyển tại các cơ sở giáo dục. Số lượng, tỷ lệ thanh niên đến tuổi lao động được học nghề trên 3 tháng 7.549 người, (chiếm 50,3%); Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Thường vụ tỉnh đoàn quan tâm đến công tác tổ chức tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho đoàn viên thanh niên nông thôn./.

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

 BAN DÂN TỘC TỈNH SƠN LA 

Địa chỉ: Tầng 5 tòa nhà 6T1, Trung tâm hành chính tỉnh, Tổ 7, Phường Tô Hiệu, Thành phố Sơn La. 

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Nguyễn Văn Thu - Trưởng Ban

Điện thoại: 0212.3850744 - Email: bdt@sonla.gov.vn 

Giấy phép số: 22/GP-BTTTT do Sở Thông tin - Truyền thông
Cấp ngày 22  tháng 3 năm 2024.

 

 Chung nhan Tin Nhiem Mang